Hợp đồng học nghề là gì? Định nghĩa, nội dung, tính hiệu lực của hợp đồng học nghề

 

Hợp đồng học nghề là yếu tố quan trọng khi bạn lựa chọn nơi đào tạo nghề cho mình. Vậy chi tiết về loại hợp đồng này bao gồm những gì? Hiệu lực ra sao? Hãy cùng Rena đi tìm hiểu qua bài viết sau.

 

 

Hợp đồng học nghề là gì?

 

Hợp đồng học nghề là sự thỏa thuận về mọi quyền cũng như nghĩa vụ của các bên liên quan. Cụ thể ở đây là giữa người đứng đầu cơ sở dạy nghề và người học nghề.

 

Bạn cần phân biệt rõ giữa hợp đồng học nghề và hợp đồng học việc. Hai loại hợp đồng này chỉ giống nhau trong trường hợp hợp đồng học việc có bản chất là để đào tạo nhân sự dự kiến sẽ làm việc cho công ty. Còn trong những trường hợp khác, chúng hoàn toàn khác nhau về cả tên gọi và bản chất.

 

 

>>> Xem thêm: [Mới nhất 2022] học nghề là gì? Lưu ý khi chọn con đường học nghề. <<<

 

Trường hợp nào phải có hợp đồng học nghề?

 

Mục đích của hợp đồng học nghề là đảm bảo quyền lợi các bên, đặc biệt là với người học. Hợp đồng được giao kết dưới dạng lời nói hay văn bản sẽ còn tùy vào tính chất cũng như thỏa thuận ban đầu.

 

Trường hợp hợp đồng phải được giao kết bằng văn bản:

  • Học nghề trình độ sơ cấp
  • Học nghề tại các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư từ nước ngoài
  • Công ty tuyển nhân sự vào học nghề để làm việc cho công ty

 

Trường hợp hợp đồng học nghề được giao kết bằng lời nói hoặc văn bản:

  • Truyền nghề
  • Kèm cặp nghề ngay tại doanh nghiệp đó

 

 

Hợp đồng học nghề phải được giao kết trực tiếp giữa hai bên đó là người đứng đầu cơ sở dạy nghề và người học nghề. Nếu hợp đồng được giao kết bằng văn bản thì phải thành lập hai bản có giá trị giống nhau, mỗi bên giữ một bản.

 

Mặc dù không mang ý nghĩa quá to lớn nhưng hợp đồng học việc sẽ là một yếu tố giúp bạn có thêm niềm tin vào cơ sở đào tạo đó. Ít nhất thì người học cũng sẽ nhận được sự bảo vệ về quyền lợi từ pháp luật.

 

Tại Rena, toàn bộ học viên đăng ký học đều được ký kết hợp đồng học nghề bằng văn bản. Hoạt động bằng cả tâm huyết trong nhiều năm, Rena luôn muốn đáp ứng mọi mối quan tâm của học viên một cách hoàn thiện nhất.

 

Nội dung hợp đồng học nghề bao gồm những gì?

 

Bất cứ loại hợp đồng học nghề nào cũng sẽ bao gồm những nội dung chính sau:

 

  • Ngành nghề, mục tiêu đào tạo
  • Địa điểm, thời gian đào tạo
  • Học phí và phương thức thanh toán học phí
  • Trách nhiệm của từng bên
  • Mức bồi thường nếu có vi phạm hợp đồng
  • Thanh lý hợp đồng
  • Các thỏa thuận không vi phạm với quy định của pháp luật cũng như chuẩn mực đạo đức xã hội.

 

 

Khi nào thì hợp đồng học nghề mới có giá trị pháp lý?

 

Tính pháp lý của hợp đồng học nghề sẽ có giá trị khi đáp ứng rõ ràng được những điều kiện luật định dưới đây:

 

  • Chủ thể giao kết
  • Nguyên tắc giao kết
  • Nội dung giao kết
  • Hình thức của hợp đồng

 

>>> Xem thêm: 16 tuổi có học nghề phun xăm được không? <<<

 

Trường hợp nào thì hợp đồng học nghề vô hiệu?

 

Trường hợp hợp đồng học nghề bị vô hiệu cũng sẽ được chia làm 2 cấp độ. Đó là vô hiệu toàn bộ và vô hiệu từng phần. Cụ thể như sau:

 

  • Hợp đồng vô hiệu từng phần khi có một hoặc một vài nội dung trong hợp đồng trái với luật. Nhưng chúng không gây ảnh hưởng đến các nội dung khác trong hợp đồng.

 

  • Hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ khi có nội dung vi phạm những điều cấm của pháp luật. Hoặc chủ thể trong hợp đồng không đáp ứng đủ các điều kiện về luật định hay vi phạm các nguyên tắc đã được giao kết trong hợp đồng.

 

 

Trường hợp chấm dứt hợp đồng học nghề

 

Nếu người học là bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thì sẽ không được hoàn trả học phí.

 

Tuy nhiên, nếu người học phải đi thực hiện nghĩa vụ quân sự; vì lý do ốm đau, tai nạn, thai sản, không đủ điều kiện sức khỏe hoặc gia đình khó khăn không đủ tài chính để tiếp tục học thì sẽ được hoàn trả phần học phí đã đóng cho khoảng thời gian học còn lại.

 

Nếu cơ sở đào tạo là bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thì buộc phải trả lại toàn bộ số học phí đã thu. Đồng thời phải báo cho phía người học biết trước ít nhất 3 ngày làm việc. (Trừ những trường hợp bất khả kháng theo quy định của luật dân sự.)

 

 

Lời kết

 

Hiện nay, rất nhiều cơ sở dạy nghề “chui” ra đời nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của những ai nhẹ dạ cả tin. Vì vậy, một bản hợp đồng học nghề đầy đủ tính pháp lý sẽ giúp tránh khỏi tình trạng này.

 

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã nắm được những thông tin liên quan về hợp đồng học nghề. Nếu có thắc mắc, hãy để lại bình luận ngay bên dưới để được Rena giải đáp nhanh nhất nhé.

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ