Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết “giết sâu bọ” tồn tại lâu đời trong văn hóa dân gian phương Đông. Vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch  hằng năm, mọi gia đình Việt Nam đều có những tập tục đặc trưng vùng miền với mong muốn cầu được sung túc, bình an, mưa thuận gió hòa.

Tết Đoan Ngọ chuẩn bị cơm rượu nếp cẩm, bánh ú tro

Vào ngày Tết Đoan Ngọ hằng năm, có lẽ cơm rượu nếp cẩm và bánh ú tro là món ăn không thể thiếu ở các gia đình Việt.

Cơm rượu nếp cẩm

Ở miền Bắc, cơm rượu nếp cẩm được nấu từ gạo nếp trắng hoặc gạo nếp cẩm đồ thành xôi, sau đó để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Phần xôi ủ được đặt trên một chiếc khay hứng lấy nước rượu chảy ra, để khi ăn sẽ trộn với cái (phần xôi đã được chắt lọc), tạo vị ngọt ngọt cay cay rất thơm ngon. Cơm rượu nếp cẩm có thể dùng cho cả người già và con trẻ.

 

Cơm rượu nếp cẩm

Người ta cho rằng, trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hóa thường có nhiều ký sinh trùng gây hại. Chỉ có ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, các loại ký sinh này sẽ ngoi lên và chúng ta nên ăn thức ăn chứa các chất men sẽ loại bỏ được chúng.

Đặc biệt, cơm rượu nếp cẩm nếu được ăn ngay khi vừa ngủ dậy sẽ rất hiệu quả. Đây là món ăn có vị ngọt từ tinh bột và chữa được nhiều bệnh như suy nhược cơ thể, làm giảm cơn khát, trị chứng ra mồ hôi trộm.

Bánh ú tro

Nếu như miền Bắc có cơm rượu nếp cẩm thì miền Nam và miền Trung sẽ không thể thiếu trên mâm cơm cúng là món bánh ú tro, không phải một vài cái mà là ba bốn chục bánh trở lên.

Xem thêm: Tặng khóa học gội đầu dưỡng sinh chuyên nghiệp khi đăng ký lớp Kỹ thuật viên Spa tại Rena Beauty Academy

Bánh ú tro

Vì sao từ xa xưa, ông cha ta tạo hình chiếc bánh tro hình khối tam giác chứ không phải tròn hay hình vuông như các loại bánh khác? Có thể đây là lý lẽ trong học thuyết âm dương ngũ hành, hình tam giác là dương Hỏa bên ngoài bao bọc để tương sinh với âm Thổ của bánh bọc bên trong.

Bánh ú tro được làm từ gạo nếp ngâm qua nước tro (được đốt từ rơm hoặc gỗ các loại cây có vị thuốc) rồi sau đó gói trong lá chuối (cũng có thể gói bằng lá dong). Nhân bánh thường làm bằng đậu xanh hoặc không nhân.

Tiến hành nghi lễ cúng Tết Đoan Ngọ

Theo tục lệ từ xưa, người dân thường làm lễ cúng vào sáng sớm nhưng thực chất, Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ Ngọ (khoảng từ 11h - 13h trưa) ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Cũng như bao nghi lễ khác, mâm quả dâng lên bàn thờ tổ tiên là điều không thể thiếu, sự phong phú trong mâm cỗ cũng tùy thuộc vào tập quán mỗi vùng.

Tiến hành nghi lễ cúng Tết Đoan Ngọ

Người xưa quan niệm rằng, ngày này các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ “giết sâu bọ”. Bởi thế, lễ cúng không thể thiếu những loại hoa quả đầu mùa như: vải, mận, quất hồng bì, chôm chôm, dưa hấu,...Không chỉ mong muốn tiêu trừ mầm bệnh mà phần nào còn thể hiện được mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở.

Bên cạnh đó, có thể thấy trên mâm cúng ở nhiều gia đình còn có cơm rượu nếp cẩm, bánh ú tro, thịt vịt, bánh trôi nước,...

Treo cành xương rồng trên cửa

Tết Đoan Ngọ là thời điểm chuyển mùa, tiết trời nóng bức nhất. Đây là lúc hoa màu, vật nuôi và cả con người rất dễ bị bệnh bởi sự nguy hại từ sâu bọ, côn trùng phát triển và gây nên. Bởi đó, người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, mùa màng bội thu.

Treo cành xương rồng trên cửa

Đoan Ngọ cũng là thời gian dương khí vượng nhất, muốn cho gia đình đón được nhiều vượng khí thì bạn có thể treo một nắm cây ngải cứu hoặc một nhánh xương rồng trước cửa nhà. Đây là 2 loại cây mà ông cha ta tin rằng có tác dụng trừ tà, loại bỏ mọi khinh khí ảm đạm làm hại cho người thân trong gia đình.

Ngoài ra, bạn có thể sửa sang, quét dọn nhà cửa sạch sẽ trước ngày Tết Đoan Ngọ để có một không gian mát mẻ và thoải mái cho sinh hoạt gia đình ngày Tết.

Hái lá thuốc, tắm nước lá mùi vào Tết Đoan Ngọ

Ở nhiều địa phương, nhất là những vùng thôn quê, người dân sẽ rủ nhau đi hái lá thuốc vào ngày mùng 5. Theo quan niệm của người xưa, 12 giờ trưa là thời khắc dương khí an hòa, mặt trời sẽ tỏa ra ánh nắng tốt nhất trong năm, các loại cây lá hái được đem phơi trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất.

Hái lá mùng 5

Các loại lá thuốc thường được người dân hái như cây mùi, lá bưởi, xả, quế, lá tre, lá ổi, cây bồ đề, râu bắp,...Các loại cây này có tác dụng chữa các bệnh đường ruột, thận, giải độc gan hay các bệnh về da. Sau khi hái về, bạn sẽ đem phơi vào lúc trưa nắng 12h, rồi đun nước uống hoặc có thể tắm (xông hơi) để phòng và trị bệnh.

Trên là những phong tục quen thuộc mà ông cha ta gìn giữ vào ngày Tết Đoan Ngọ hằng năm mà Rena đã tổng hợp được. Chúc các bạn sẽ có một ngày Tết ấm cúng bên gia đình, gặp thật nhiều may mắn sau khi thực hiện những điều hay ý đẹp mà chúng tôi chia sẻ.

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ