1/ Định nghĩa sẹo
Sẹo là một phần tự nhiên trong quá trình liền da. Sẹo xuất hiện khi da khôi phục các vết thương do tai nạn, phẫu thuật hay các loại bệnh gây ra. Da bị tổn thương càng nặng, thời gian lành vết thương càng lâu và sẹo để lại càng lớn.
2. Sẹo lồi
Sẹo lồi (Keloid Scars): là sự phát triển quá mức của các tổ chức xơ sau tổn thương da. Các tổ chức xơ phát triển không ngừng, thường nổi cao lên trên mặt da và lan rộng ra ngoài ranh giới sẹo. Sẹo lồi có thể phát triển lớn hơn sau một thời gian và đôi khi thậm chí tái phát sau điều trị. Sẹo lồi khá phổ biến trong số những người có xu hướng màu da sẫm màu.
3. Sẹo lõm
Các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây ra sẹo lõm trong đó có thể chia thành một số nguyên nhân chính sau: việc điều trị mụn trứng cá không đúng cách, do bị thủy đậu hoặc bỏng da, chấn thương hoặc các tai nạn nhỏ…
Trị sẹo lõm với nha đam, vitamin E - Vitamin E có khả năng chống oxy hóa hiệu quả, tái tạo và phục hồi các tế bào da bị hư tổn vì vậy bạn cũng có thể sử dụng vitamin E trong việc hỗ trợ điều trị sẹo lõm hiệu quả.
Điều trị sẹo lõm bằng công nghệ cao: công nghệ laser, phương pháp lăn kim,… Trong đó, công nghệ laser CO2 fractional được đánh giá có hiệu quả cao hơn cả.
Hiểu một cách đơn giảm, sẹo lõm là những mô sẹo, những vết lõm trên bề mặt da và có các biểu hiện sau: Vùng da có sẹo lõm sẽ trũng xuống so với các vùng da bình thường xung quanh, ở các vết lõm này thường rất nhiều dầu, nhờn.
4. Sẹo bỏng axit
PGS.TS Nguyễn Văn Huệ, nguyên Viện phó Viện Bỏng quốc gia, cho biết axit là hóa chất cực độc, gây tác động ngay lập tức khi tiếp xúc với cơ thể và để lại những biến chứng rất nặng nề, suốt đời.
Khi tác động lên cơ thể, axit phá hủy cấu trúc mô như da, mỡ, gân, cơ… theo cơ chế đông đóng vón protein của cơ thể gây hoại tử từ ngoài vào trong. Phần da tiếp xúc với axit sẽ chết, chuyển sang màu đen và để lại những vết sẹo khủng khiếp.
Tùy từng trường hợp có thể phẫu thuật một hoặc nhiều lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 đến 2 lần đến cách nhau khoảng 1 đến 2 tháng. Thời gian này cần thiết để các mạch máu nuôi dưỡng tổ chức thay thế mô sẹo được phát triển tốt, bảo đảm mảnh mô ghép hoặc chuyển đến không bị hoại tử về sau.
5. Sẹo co rút
Loại sẹo này là di chứng của các vết thương nghiêm trọng do bỏng hoặc tai nạn. Chúng gây kéo rút da, làm giảm khả năng vận động. Sẹo co rút cũng có thể ăn sâu vào da, ảnh hưởng đến các cơ cũng như các dây thần kinh.
6. Sẹo rỗ
Nặn mụn không đúng cách, vệ sinh da mặt bị mụn không khoa học khiến cho mặt càng dễ bị sẹo rỗ. Gãi mụn khiến cho vết thương càng tổn thương. Điều trị mụn trứng cá, mụn viêm không kịp thời khiến mụn ngày càng tổn thương nặng. Sẹo rỗ hình thành còn do những nguyên nhân khác như thuỷ đậu do da bị tổn thương, để lại những vết lõm trên bề mặt. Sẹo rỗ do bị u nang hoặc các nốt sần trên da.
Các phương pháp áp dụng công nghệ cao phổ biến điều trị sẹo rỗ như ghép da, chiếu tia laser, cắt đáy sẹo, Axit retinoic và lăn kim.
7. Sẹo giãn
Các vết rạn da là một dạng phổ biến nhất của loại sẹo này. Sẹo giãn có thể xuất hiện tại các vị trí da hoàn toàn bình thường .
Hầu hết các vết rạn da xuất hiện sau thai nghén, sau dùng corticosteroid, do tăng giảm cân quá mức đều có xu hướng tự thoái lui hoặc sau can thiệp bằng RF, fractional laser; các sẹo giãn xuất phát từ các loại sẹo khác có khả năng cải thiện tốt về thẩm mỹ sau các phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.
8. Một số phương pháp giảm sẹo, trị sẹo đúng cách và an toàn
Một số phương pháo trị mụn tại nhà như: uống nhiều nước, sử dụng tinh dầu olive massage, chườm đá lạnh đối với vết sẹo còn non và đỏ, mặt nạ nghệ, mặt nạ lô hội, tinh bột nghệ,…
Dùng mỹ phẩm: hiện nay có rất nhiều kem trị sẹo hiệu quả, các bạn nên xem rõ tình trạng xuất xứ về sản phẩm và độ an toàn rồi hãy sử dụng;
Phương pháp áp dụng công nghệ cao như ghép da, chiếu tia laser, lăn kim tại các thẩm mỹ viện lớn, Spa uy tín,….
Cảm ơn bạn đã ghé web của RENA beauty academy và nghe chúng tôi chia sẻ, mong bài viết giúp đỡ được các bạn trong quá trình trị liệu và có làn da đẹp!